Luật thừa kế tài sản có di chúc là vấn đề không quá xa lạ nhưng chưa nắm hết ý nghĩa sâu xa về vấn đề này. Để giúp bạn hiểu và thực hiện đúng bản di chúc theo bộ luật quy định của pháp luật Việt Nam, hãy tham khảo các nội dung chính được chúng tôi tóm tắt dưới đây.
NỘI DUNG TÓM TẮT
Luật thừa kế tài sản có di chúc được quy định ở bộ luật nào?
Luật thừa kế tài sản được quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015. Đây là bộ luật giúp cho các cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam có thể nêu lên nguyện vọng của mình một cách hợp pháp. Bộ Luật Dân sự được xem như đại diện pháp nhân hợp pháp để tạo sự công bằng cho các cá thể được hưởng nội dung trong di chúc đó.
Một số nội dung chính của Luật thừa kế tài sản
Bộ Luật gồm nhiều phần cùng với các điều khoản liên quan khác. Tuy nhiên, để giúp bạn thực hiện đúng như trong Bộ luật, hãy xem các nội dung sau:
Các hình thức của di chúc
Để thuận lợi trong việc trình bày nội dung di chúc, Bộ luật quy định gồm các như sau:
- Di chúc thực hiện bằng văn bản: Gồm Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng hoặc có người làm chứng, Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
- Di chúc bằng miệng: Hình thức này được lập khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác. Vì thế, người lập di chúc không thể sử dụng hình thức lập di chúc bằng văn bản thì có thể thay bản di chúc bằng miệng.
Nội dung Bản di chúc trong luật thừa kế tài sản có di chúc
Bản di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm lập bản di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập bản di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng các nội dung trong di chúc;
- Các tài sản để lại.
Ngoài ra, nội dung trong bản di chúc có thể được bổ sung thêm nội dung khác để phù hợp với thực tế tại thời điểm lập di chúc.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thông tin sau khi thực hiện đúng bản di chúc:
- Các nội dung trong bản di chúc không sử dụng từ viết tắt hoặc ký hiệu. Nếu di bản chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự cùng với chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
- Nếu các nội dung bản di chúc có sự tẩy xóa hoặc sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá hoặc sửa chữa đó.
Đối tượng làm chứng cho việc lập bản di chúc
Người lập bản di chúc có thể nhờ bất cứ ai mà họ thân cận, tuy nhiên trừ những đối tượng sau:
- Người thừa kế theo bản di chúc hoặc theo pháp luật của người lập bản di chúc;
- Người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung trong bản di chúc;
- Người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, người mất năng lực hành vi dân sự và không làm chủ hành vi.
Hiệu lực pháp luật của bản di chúc theo luật thừa kế tài sản có di chúc
Theo Bộ Luật Dân sự 2015, hiệu lực pháp luật của bản di chúc được quy định tại Điều 667 BLDS, cụ thể như sau:
- Bản di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Bản di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Người được hưởng Di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập Di chúc.
- Cơ quan hoặc tổ chức được chỉ định là người hưởng nội dung trong bản di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Nếu nhiều người thừa kế theo di chúc có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập bản di chúc. Thì nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định cá nhân, cơ quan, tổ chức thừa hưởng trong bản không có hiệu lực pháp luật.
- Trong trường hợp di sản không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế, di chúc không còn hiệu lực pháp luật. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di sản đó vẫn có hiệu lực.
- Nếu người để lại nhiều bản di chúc cho một tài sản thì di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Các thủ tục về Di chúc căn cứ theo luật thừa kế tài sản có di chúc
Để bản di chúc có hiệu lực pháp luật, bạn thực hiện các thủ tục sau:
Thủ tục công chứng Di chúc
Bao gồm các hồ sơ:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao các giấy tờ liên quan của người lập bản di chúc;
- Bản sao các giấy tờ liên quan: Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng,… Nếu tính mạng người lập Di chúc bị đe doạ thì không cần phải xuất trình đầy đủ những giấy tờ nêu trên. Tuy nhiên, điều này phải được ghi rõ trong văn bản công chứng.
Thủ tục khai nhận di sản theo Di chúc
Căn cứ vào từng trường hợp mà công chứng văn bản thỏa thuận và phân chia di sản hoặc công chứng khai nhận văn bản di sản. Các giấy tờ kèm theo bao gồm:
- Tờ tường trình về quan hệ nhân thân (theo mẫu quy định).
- Bản Di chúc (bản sao công chứ).
- Giấy chứng tử của người lập di chúc để lại di sản.
- Các giấy tờ liên quan hợp pháp sử dụng đất như Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản của người lập di chúc để lại di sản đó. Đặc biệt là đối với tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
- Giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, hộ khẩu, khai sinh của người tham gia phân chia, khai nhận di sản. Ngoài ra, các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình giữa người chết và người được nhận di sản (tùy trường hợp cụ thể).
Lời kết
Trên đây là một vài thông tin chính liên quan đến luật thừa kế tài sản có di chúc theo Bộ Luật Dân sự 2015. Mong rằng với các nội dung chính trên, bạn sẽ lưu ý và cẩn trọng trong việc làm di chúc cho người thân nhằm tránh sai sót và hiểu lầm.