Tổng diện tích sàn được tính xây dựng là gì và cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được tính như thế nào? Và được tính ra sao. Bài viết này sẽ là chìa khóa giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.
Thủ tục cần thiết nếu muốn xin giấy phép xây dựng là phải tính toán được diện tích sàn xây dựng cũng như phải tính toán chi phí xây dựng. Không ít người khi xây nhà đều không biết được nhà thầu xây dựng cho mình trên 1m2 với giá bao nhiêu tiền.
Định nghĩa diện tích sàn xây dựng là gì?
Diện tích sàn được hiểu nôm na là tổng diện tích sàn xây dựng của tất cả các tầng, bao gồm cả: tầng trệt, tầng hầm, tầng mái và ban công…. Diện tích sàn được tính còn có tác dụng tính toán, dự trù kinh phí xây dựng. Đặc biệt đối với những kỹ sư thì diện tích sàn không thể được tính sai dù chỉ là 1m.
Diện tích sàn trong giấy phép xây dựng thực tế là diện tích có hao phí chi phí xây dựng. Diện tích này được bao gồm diện tích đăng ký trong giấy phép xây dựng và phần diện tích không được thể hiện trong giấy phép nhưng chúng vẫn có hao phí chi phí xây dựng.
Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng theo quy định
Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Khi bạn có thể tính được diện tích sàn xây dựng thì bạn sẽ xác định được chi phí phải bỏ ra và từ đó cũng lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất.
Việc tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng được hướng dẫn tại điểm h, Mục 2, Phụ lục 2, Thông tư 03/2016/TT-BXD được đưa ra vào ngày 10/03/2016 của Bộ Xây Dựng về quy định phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:
Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm,…)
Trong đó:
- Diện tích sàn trong xây dựng được tính như sau: phần có mái che phía trên được tính 100% diện tích, phần không có mái che nhưng có lát gạch được tính 50% diện tích. Ô trống trong nhà nếu dưới 4m2 thì được tính như sàn bình thường, trên 4m2 thì được tinh 70% diện tích sàn, lớn hơn 8m2 được tính 50% diện tích.
- Phần gia cố nền đất được tính như thông thường nếu chủ nhà sử dụng gỗ hoặc cốt thép. Trường hợp chủ nhà đổ bê tông cốt thép vào phần gia cố thì sẽ tính thêm 20% chi phí.
- Phần móng cũng được chia thành 3 loại được tính từ 30% – 50% cho các loại móng đơn, móng băng hoặc đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép hay cọc đã khoan nhồi.
- Phần tầng hầm được tính riêng biệt với phần móng, được tính 150% nếu hầm có đậu sâu hơn 1,5m; 170% với hầm trên 1,7m; 200% nếu hầm có đậu sâu trên 2m và sâu hơn 3m thì sẽ tính giá đặc thù riêng.
- Còn về phần mái thì với bê tông cốt thép không được lát gạch sẽ được tính 50% và có gạch là 60% so với diện tích mái. Điểm đặc biệt là nếu có thêm bê tông dán ngói thì được tính 85% diện tích mái, 30% được tính với mái là mái tôn.
Đây là cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Cách tính này sẽ thay đổi phụ thuộc vào các gói thầu xây dựng và thỏa thuận giữa chủ nhà và nhà thầu xây dựng.
Khi muốn tìm nhà thầy chất lượng, chủ đầu tư không chỉ quan tâm đến giá trên từng mét vuông mà còn nên xem xét giá trị hợp đồng và các hạng mục mà nhà thầu sẽ thực hiện trong gói thầu.
Rất nhiều người hiện nay đã có quan niệm sai lầm về diện tích xây dựng nhà ở chính là diện tích đất xây hay nói cách khác là diện tích xây dựng được ghi trong giấy phép xây dựng. Hy vọng, thông qua bài viết này khách hàng sẽ nắm thêm được những thông tin hữu ích cho mình về cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng.