Chống thấm nhà vệ sinh được xem là một công việc rất quan trọng trong bất cứ một hạng mục thi công của bất kỳ một công trình nào. Chính vậy, việc chống thấm nhà vệ sinh cũng luôn được xem là một trong những mối bận tâm chung của hầu hết các hộ gia đình hay kiến trúc sư. Dưới đây là bài viết giới thiệu đến mọi người cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.
NỘI DUNG TÓM TẮT
Tại sao nhà vệ sinh lại hay bị tình trạng thấm dột và nứt nẻ?
Tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột từ lâu đã không còn vấn đề hiếm gặp nữa. Do đó mà chúng ta sẽ sử dụng phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika để xử lý được tình trạng này.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc nhà vệ sinh của bạn có thể bị thấm dột hay nứt nẻ:
- Nhà vệ sinh là phần nằm gần nhất với hệ thống các đường ống cấp và thoát nước. Bộ phận này lại thường đối mặt với nguy cơ bị rò rỉ nước và ngấm ngược vào tường, dẫn đến tình trạng nứt kẽ.
- Các hoạt động hàng ngày của con người đều được gắn liền với nước sẽ rất dễ dẫn đến các tình trạng bị thấm dột.
- Đặc thù của khí hậu của Việt Nam chúng ta chính là nóng ẩm và mưa nhiều, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho vấn đề thấm dột của nhà vệ sinh lại càng thêm nghiêm trọng
- Các công trình nhà vệ sinh chưa tiến hành xử lý chống thấm hoặc đã tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh nhưng lại thực hiện một cách qua loa nên hiệu quả mang lại không cao, chống thấm không được triệt để.
- Thợ thi công cẩu thả dẫn đến công trình vệ sinh không được đảm bảo, rất dễ phát sinh tình trạng xuống cấp và thấm dột.
Cách chống thấm bằng Sika hiệu quả cho nhà vệ sinh
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên vật liệu để thực hiện việc chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
- Chất dùng để kết nối gốc nhựa lại với nhau Epoxy gồm có hai thành phần chính là Sikadur 732.
- Vữa đã được trộn sẵn dùng
- Các hóa chất dùng để trám các khe nối, khe nứt, cổ ống có gốc Polyurethane là một thành phần chính của Sikaflex Construction.
- Các hóa chất dùng để quét lót lên trên lớp trám khe.
- Màng dùng để chống thấm Bitum Polymer được cải tiến một thành phần, có các gốc nước Sikaproof Membrane.
- Các phụ gia dùng để chống thấm có trộn thêm vữa bê tông
Bước 2: Chuẩn bị các bề mặt thi công
- Đối với những công trình mới thi công và đã hoàn thiện được phần thô: Chúng ta tiến hành dọn vệ sinh sạch sẽ các bề mặt chống thấm cần được xử lý.
- Đối với những công trình nhà vệ sinh đã cũ hoặc là toilet đã được hoàn thiện qua một thời gian: Tùy vào các mức độ tổn hại của công trình mà người thi công sẽ quyết định có nên bóc toàn bộ phần vỏ gạch bên ngoài hay không. Tiếp theo là tháo dỡ các thiết bị đã được lắp đặt. Cuối cùng là tiến hành làm sạch phần không gian bề mặt.
Bước 3: Tiến hành các công đoạn thi công chống thấm nhà vệ sinh
- Trong trường hợp nếu nhà vệ sinh đã được lắp đặt sẵn các đường ống dẫn nước thì chúng ta phải tiến hành đục bề mặt trên của lớp bê tông được bao xung quanh ống. Còn nếu đối với nhà vệ sinh mà chưa được lắp đặt đường ống dẫn nước, chúng ta hãy phủ một lớp kết nối có gốc Epoxy Sikadur 732 lên bên trên của bề mặt bê tông mà đã được làm sạch.
- Quét một lớp Sika Primer 3 lên bề mặt các rãnh của phần ống nhựa.
- Tiến hành thi công các chất chống kết dính bê tông lên trên bề mặt đáy phần nằm ngang của từng các khe rãnh.
- Sau đó bơm phần hóa chất SikaFlex Construction để trám phần cổ ống vào trong phần rãnh.
- Tiến hành quét lớp lót, dùng cọ hoặc là máy để phun xịt đều phần Sika lên trên bề mặt bê tông với mật độ từ 0.2 đến 0.3kg trên 1m2. Đợi đến khi đã khô hoàn toàn rồi mới bắt đầu phun hoặc quét thêm lớp thứ hai. Thường thì quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika này sẽ sử dụng khoảng từ 2 đến 3 lớp lót là đủ.
- Trộn vữa dùng để kết nối Sika Latex và thực hiện quét phủ lên trên lớp Sikaproof Membrane đã được quét trước đó khoảng 2 hoặc 3h đồng hồ.
- Cuối cùng là phủ một lớp vữa chống thấm dột Sika nửa lên trên bề mặt của lớp kết nối lúc nảy trong khi bề mặt của nhà vệ sinh vẫn còn đang ẩm ướt.
Bước 4: Hoàn tất phần thi công ốp gạch và tiến hành lát nền nhà cho vệ sinh
Dùng hỗn hợp gồm 5 phần chống thấm Sika® Tilebond GP với 1 phần nước sau đó đổ vào rồi trộn đều.
Bước 5: Tiến hành việc trám các khe gạch bằng vật liệu Sika
Cho bột vào nước sạch và tiến hành trộn đều, cho đến khi đạt được độ sệt và mịn. Phải đảm bảo rằng hỗn hợp này thật mịn và không còn bị lợn cợn.
Dùng chổi hoặc bàn chải để đưa vôi vữa vào trong các khe khô. Sau đó, dùng những mẩu gỗ nhỏ để nén sao cho vôi vữa được lọt xuống khe.
Dùng một miếng bọt biển được làm ẩm để loại bỏ hết đi những phần vữa còn dư thừa trên bề mặt gạch.
Lời kết
Trên đây là những bước rất đơn giản trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đơn giản và lại dễ thực hiện. Nếu gia đình bạn đang có ý định sửa chữa nhà vệ sinh phần chống thấm thì hãy nên tham khảo bài viết này nhé.