Bài viết dưới đây chia sẻ một số tiêu chuẩn về kết cấu móng nhà 3 tầng và cách thi công móng băng khi tiến hành xây dựng.
Hiện nay, bởi diện tích đất xây dựng nhà ở tại các khu thành thị rất hạn hẹp nên hầu hết các ngôi nhà ống thường được thiết kế theo kiểu nhà từ 3 đến 4 tầng. Để cho những ngôi nhà này luôn bền vững ít bị hỏng hóc theo thời gian thì phần móng ngôi của nhà cần phải được thi công thật cẩn thận và chính xác. Thông thường, đối với các ngôi nhà cao tầng đặc biệt là đối với nhà 3 tầng thì người ta sẽ thường thi công móng băng vì với kết cấu móng này sẽ đủ lực để chịu trọng lượng của cả công trình bên trên.
NỘI DUNG TÓM TẮT
Móng cho kết cấu nhà 3 tầng là gì?
Móng nằm dưới hàng cột hay tường được dùng để đỡ cho tường hoặc toàn bộ hệ thống cột được chắc chắn hơn. Chúng thường có dạng là một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo một hình chữ thập. Những loại móng ứng dụng trong xây dựng hoặc là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp và được sử dụng một cách phổ biến để trong thiết kế và thi công được đa dạng và phong phú hơn.
Dựa trên khảo sát cơ sở thực tế về địa hình, nền đất định thi công, độ cứng, độ lún mới có thể đưa ra phương thức thiết kế cấu trúc móng sao cho phù hợp nhất và đảm bảo an toàn nhất. Phần lớn các kỹ sư xây dựng lúc thi công công trình sẽ thường đưa ra phương án kết cấu móng băng cho những thiết kế mẫu nhà cao từ 3 đến 5 tầng, phổ biến nhất là thiết kế nhà phố hay nhà ống.
So với phần lớn những mẫu móng khác như móng cọc, móng đơn hay là móng bè thì móng băng được ứng dụng khá phổ biến trong thiết kế thi công nhà vì biện pháp kỹ thuật thi công tối giản lại tiết kiệm chi phí đáng kể mà trong đó độ lún lại đều hơn khiến công trình chịu được tải tốt nhất có thể.
Cấu tạo móng cho kết cấu nhà 3 tầng
Cấu tạo móng băng cho kết cấu nhà 3 tầng được thiết kế vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ, gồm:
Một lớp bê tông lót móng có độ dày khoảng 0,1m (hoặc có thể dày hơn) nhằm đảm bảo tránh việc tiếp xúc của thép so với mặt đất. Do khả năng kết dính của đất với bề mặt bê tông là không cao dẫn đến việc có thể bị sạt lún và gây ra hiện tượng xô lệch móng. Khi đó móng sẽ không đảm bảo được đúng kích thước theo yêu cầu của kỹ thuật.
Bản móng sẽ liên tục chạy nhằm liên kết móng thành một khối kiên cố đồng nhất với kích thước bản móng phổ thông của kết cấu móng băng cho nhà 3 tầng là (0.9-1.2)x350 (m) cùng kích thước dầm móng phổ thông đã được đề xuất với kích thước là 0.3x(0.5-0.7) (m). Hệ thống bản móng phải bảo đảm được độ vững chắc và đúng công thức kỹ thuật thi công chủ yếu nhờ vào sự liên kết giữa các thanh thép ngang.Thép bản móng phổ biến là phi 12a150.Thép dầm móng phổ biến: thép dọc 6 phi 18-23, thép đai phi 8a150.
Tất cả số liệu trên là con số phổ thông theo phần số đông thiết kế. Tuy vậy, vẫn còn tuỳ thuộc theo kiểu kiến trúc công trình, diện tích đất và bản thiết kế của kiến trúc sư mà các kích thước trên có thể khác nhau để phù hợp hơn.Tuy vậy, nguyên vật liệu thép sẽ phải là loại thép chống gỉ cao cấp nhất hiện tại, bởi hệ thống móng sẽ chịu phần đảm nhiệm toàn bộ lực tác động từ trên tác động xuống. Móng phải vững chắc thì căn nhà mới kiên cố được.
Quy trình thi công móng băng cho kết cấu móng nhà 3 tầng
Thiết kế móng băng chính là thiết kế kiểu móng cơ bản và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Quy trình thi công móng băng cho kết cấu nhà 3 tầng bao gồm :
Thiết lập mặt bằng và các công tác chuẩn bị
Để thi công nền móng thì việc làm trước tiên là phải thiết lập mặt bằng. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị nguồn lực nhân công, nguyên vật liệu cần thiết và phương tiện máy móc yêu cầu cho quá trình thi công móng băng nhà 3 tầng.
San lấp mặt bằng
Công tác chuẩn bị cốt thép
Công tác chuẩn bị cốt thép được tổ chức thực hiện linh hoạt và cung ứng đủ trong quá trình thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng. Cốt thép có thể được gia công tại công trường ngay khi đang thi công hoặc được gia công tại nơi khác và đưa đến công trường nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật phù hợp với khối lượng thép tương ứng.
Các thanh thép cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng. Những thanh thép bị giảm tiết diện do các yếu tố khách quan khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% khoảng cách đường kính.
Những loại cốt thép gia công kết cấu móng băng cho nhà 3 tầng cần phải có độ bền, độ dẻo dai phù hợp nhằm thuận lợi hơn cho công tác thi công uốn nắn nhiều chi tiết nhằm phù hợp với hình dạng của thiết kế công trình, không nên sử dụng thép bị gỉ hay giòn. Các bước thép sẽ được gia công như các bước:
Công tác cho cốp pha
Công tác chuẩn bị cho bước đổ bê tông
Công tác đổ bê tông là bước cuối cùng và cũng là bước quyết định thành bại cũng như hiệu quả công trình nên cần đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thi công. Công tác đổ bê tông bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng và quy chuẩn về quy định xây dựng nhà ở, đảm bảo bê tông được đổ đầy và chắc.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cũng như quy trình các bước thiết kế kết cấu móng nhà ba tầng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu biết về kết cấu móng để áp dụng vào những công trình xây dựng phù hợp