Chiến lược sản phẩm của Coca Cola như thế nào?

Chiến lược sản phẩm của Coca Cola luôn tạo ra bất ngờ và là những điểm tựa marketing hoàn hảo cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng có thể nắm rõ từng yếu tố trong chiến lược của Coca Cola. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách thực hiện marketing của thương hiệu hàng đầu này nhé!

Quan niệm quản trị marketing của Coca Cola

san pham cua coca cola

Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển cho đến nay, Coca Cola lúc đầu quan niệm marketing là sự nỗ lực thương mại và hiện nay là đạo đức xã hội.

Để hiểu rõ chiến lược marketing của Coca Cola, bạn phải tiếp cận trên nhiều phương diện:

Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu 

Phân đoạn thị trường

+ Theo phương thức và tiêu chuẩn địa lý là 3 miền Bắc, Trung và Nam.

+ Theo nhân chủng học, cụ thể là theo tuổi tác là các cấp độ: trẻ em, thanh thiếu niên, người trung niên và người già.

Thị trường mục tiêu

+ Theo phương thức và tiêu chuẩn địa lý thì thị trường mục tiêu là Miền Nam. Đây là nơi người dân sống năng động, chi tiêu thoải mái hơn nên nhu cầu lớn hơn.

+ Theo nhân chủng học là thanh thiếu niên.

Định vị thị trường 

+ Quốc tế

Coca cola là duy trì vị trí số một trên thế giới liên tục suốt 12 năm qua. Đây cũng là là nhãn hiệu toàn cầu được 98% dân số thế giới biết đến. Coca Cola cũng đã chính thức tuyên bố rằng thương hiệu Coca cola là thuật ngữ được hiểu nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau từ “okay”.

+ Việt Nam

Tại Việt Nam, Coca cola, Pepsi và Tân Hiệp Phát đang là ba nhà sản xuất nước giải khát hàng đầu.

Phân tích chiến lược 4P của Coca Cola

Nếu bạn là người quan tâm đến marketing thì không thể không biết đến thuật ngữ 4P bao gồm: Product( sản phẩm), Price( giá cả), Place( phân phối), Promotion( truyền thông). 

chien luoc san pham cua coca cola

Chiến lược sản phẩm của Coca Cola( Product)

Từ sản phẩm chủ lực là nước ngọt có ga đóng chai, hãng đã phát triển, nghiên cứu và cho ra mắt nhiều loại sản phẩm mới với màu sắc, mẫu mã, hương vị đa dạng như: Limca, Sprite, Fanta, Minute Maid, Mazza, Nimbu Fresh, Nested Iced Tea… Bên cạnh đó, Coca không đường cũng được tung ra vừa cạnh tranh trực tiếp với Pepsi, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng đồ uống ít đường của người tiêu dùng đang ngày được ưa chuộng.

Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam nhưng Coca-Cola vẫn đang trên đà phát triển, cũng không có dấu hiệu suy giảm về lợi nhuận hay doanh thu.

Dễ nhận thấy bao bì của Coca-Cola không ngừng thay đổi, cải tiến nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đồng thời thu hút khách hàng bởi sự mới lạ, bắt mắt và tạo sự lạc quan hơn khi sử dụng sản phẩm của công ty. Ngoài ra, trong những dịp tết Nguyên Đán, Coca-Cola sử dụng hình ảnh chim én báo hiệu mùa xuân càng tạo ấn tượng vô cùng tốt đối với người tiêu dùng. Hơn nữa điều này còn giúp nâng cao giá trị của sản phẩm bởi nó thích hợp để làm quà biếu, quà tết.

Chiến lược giá của Coca Cola( Price)

Giá cả ở đây được hiểu là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong lợi nhuận cũng như sự sống còn của một công ty. Việc điều chỉnh giá sẽ có tác động sâu sắc đến chiến lược marketing, một giá cả hợp lý sẽ thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời độ co giãn giá của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến nhu cầu và doanh số.

Nhờ vào sự đa dạng về sản phẩm, Coca-Cola dễ dàng được điều chỉnh được giá bán sao cho phù hợp với từng phân khúc thị trường cũng như vị trí địa lý. Mỗi nhãn hàng của Coca-Cola đều có những chiến lược giá khác nhau để phù hợp với thị trường. Hầu hết các chiến lược giá của Coca-Cola đều dựa trên việc nhận định và đánh giá các đối thủ cạnh tranh của mình, đặc biệt là Pepsi

Chiến lược phân phối của Coca Cola( Place)

Hầu hết các hệ thống phân phối của Coca Cola đều theo mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), gần như loại bỏ những điểm bán nhỏ và vừa trên thị trường. 

Tại Ấn Độ, Coca Cola đánh vào thị trường nông thôn hiệu quả thông qua việc phân phối rộng rãi và dần lấn át thị phần của các thương hiệu khác như Bovonto hay Kalimark,….

Tại Việt Nam, sản phẩm của Coca Cola được sản xuất tại 3 nhà máy đóng chai ở các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Không chỉ vậy, mạng lưới phân phối của Coca Cola tại Việt Nam cũng trải rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ tổng đại lý đến các cửa hàng bán lẻ hay các quán cafe, nước giải khát, quán ăn…

Chiến lược truyền thông của Coca Cola( Promotion)

Truyền thông được coi là một trong những chiến lược quan trọng đem về sự thành công cho Coca Cola. Coca Cola cũng là một trong số ít những công ty đầu tư một số tiền tương đương với chi phí sản xuất để thực hiện các chiến dịch marketing ngay từ khi mới thành lập.

Tại Việt Nam Coca-Cola đã từng thực hiện chương trình khuyến mãi “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời” trên toàn quốc với mục đích thu hút khách hàng mục tiêu là giới trẻ. 

Những slogan nổi bật như: 6 triệu một ngày (1925), Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia (1906), Thứ thật (1942), Cái bạn muốn là một chai Coca (1952), Coke là thế (1982), Luôn luôn là Coca-Cola (1993), Tuôn tràn hứng khởi (2013)…. đều thể hiện sự tự tin và tham vọng của thương hiệu này.

chien luoc san pham cua coca cola

Các chiến lược quảng cáo sản phẩm luôn được đầu tư kỹ lưỡng thông qua những cửa hàng bán lẻ, các siêu thị, trưng bày ở những vị trí thuận lợi nhất nhằm thu hút khách hàng.

Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng cũng được đầu tư không kém như: truyền hình, báo đài, hoạt động vui chơi… Theo số liệu từ công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS tại Việt Nam, các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo giấy ở thời điểm năm 2010 tại thị trường Việt Nam của Coca Cola đã tiêu tốn khoảng 1,5 tỷ đô la. Đây là một khoảng chi phí cực khủng mà Coca-Cola Việt Nam bỏ ra lúc bấy giờ.

Lời kết

Trên đây là những phân tích về chiến lược sản phẩm của Coca Cola giúp thương hiệu được phủ sóng rộng rãi và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng trên toàn thế giới. Rất đáng để học hỏi!

 

Đăng ký nhận tư vấn
Tin tức liên quan