Những nội dung cần biết về xác định ranh giới thửa đất

Chúng ta hiểu như thế nào về xác định ranh giới thửa đất? Vì sao cần phải xác định ranh giới của một mảnh đất? Những nghi vấn đó sẽ được chúng tôi giải đáp dưới đây.

Hiểu về ranh giới thửa đất như thế nào?

ranh gioi thua dat

Đây là hình thức phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của người sử dụng đất với người sử dụng đất liền kề. Ranh giới này được xác định bằng mốc giới cụ thể.

Nó có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa. Những nội dung phải được ghi trong số quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính. 

Vì sao cần xác định ranh giới thửa đất

Ranh giới thửa ruộng đất cần được xác định, bởi các nguyên nhân sau:

xac dinh ranh gioi thua dat

Đảm bảo sự an tâm cho người sở hữu đất

Việc xác định ranh giới cho một mảnh đất rất quan trọng cho mỗi hộ gia đình hoặc tổ chức. Đặc biệt nó cần thiết cho một thửa đất chưa được sử dụng nên bỏ hoang và người chủ sở hữu ít quan tâm đến chúng. Điều này nhằm giúp chủ sở hữu có bằng chứng để chứng minh phần đất đó thuộc quyền sở hữu của họ.

Hạn chế tranh chấp xảy ra

Hiện nay, đất đai vô cùng quý giá, đồng thời các chủ sở hữu đất đai nằm san sát nhau. Vì thế, việc xác định ranh giới cho mảnh đất giữa các khu vực liền kề nhằm tránh sự tranh cãi đáng tiếc xảy ra cho các hộ gia đình. Từ đó cũng hạn chế các hệ lụy khác xảy ra đối với tất cả mọi người.

Căn cứ để làm sổ đỏ (hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

Để thuận lợi trong việc minh chứng với các cơ quan cấp sổ đỏ cho mảnh đất, bạn cần có các giấy tờ liên quan. Cụ thể là giấy tờ liên quan mảnh đất thuộc quyền sở hữu, bao gồm bản ranh giới phân chia mảnh đất. Theo đó, cơ quan thẩm quyền có đủ cơ sở để cấp sổ đỏ theo đúng quy định pháp luật.

Nguyên tắc để xác định ranh giới thửa đất

xac dinh ranh gioi thua dat

Việc đo đạc để xác định ranh giới cho mảnh đất cần tuân thủ theo các nguyên tắc và được quy định rõ ràng tại Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể các nội dung chính sau:

Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê khai đất đai

  • Bản đồ địa chính: Đây là một phần của hồ sơ địa chính và thể hiện rõ vị trí của mảnh đất, ranh giới cũng như diện tích,… Khi đó, bạn có thể đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận thuộc quyền sử dụng đất.
  • Sổ mục kê khai đất đai: Thể hiện kết quả của việc điều tra trong việc đo đạc địa tổng hợp tất cả các thông tin về thửa đất. Bao gồm các số hiệu tờ bản đồ, loại đất, số hiệu thửa đất,… 

Lập dưới dạng sổ lưu và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Những thông tin liên quan đến bản đồ địa chính và sổ mục kê khai đều lưu trữ dưới dạng sổ cụ thể và cẩn thận. Sổ này được lưu trong cơ sở địa chính. Điều này để lưu lại và quản lý ở các cấp liên quan đất đai hiện nay.

Ranh giới xác định mảnh đất theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường được căn cứ vào Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT quy định: Thực hiện đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai. Những nội dung trên được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thủ tục xin xác định ranh giới thửa đất

Tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định các thủ tục như sau: 

xac dinh ranh gioi thua dat

Xác định ranh giới của thửa đất

Cán bộ đo đạc phối hợp với công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thuộc các đơn vị hành chính khác (như thôn, xóm, ấp, tổ dân phố…). Họ được hỗ trợ và hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất.

Tiến hành xác định ranh giới bằng việc mốc giới thửa đất trên thực địa và làm  dấu các đỉnh thửa đất bằng dụng cụ như đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ. 

Lập Bản mô tả ranh giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất. Đồng thời, yêu cầu người sở hữu đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (các giấy tờ có thể có công chứng hoặc không).

Bản mô tả xác định ranh giới thửa đất

Bản mô tả được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này dành cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

  • Mảnh đất thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của mảnh đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ (bằng giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản).
  • Mảnh đất phải có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất. Nội dung của giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của mảnh đất với các mảnh đất khu vực liền kề, hiện trạng của mảnh đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có.
  • Đối với các loại đất như thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất lâm nghiệp có cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa. Mảnh đất không cần lập Bản mô tả ranh giới nhưng phải công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban Nhân dân cấp xã hoặc khu dân cư trong thời gian tối thiểu 10 ngày liên tục. 
  • Nếu người sử dụng, người sở hữu đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới mảnh đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Sau đó, đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả cho Uỷ ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người sở hữu đất đã vắng mặt, yêu cầu ký sau đó.

Kết luận

Với những nội dung trên, bạn đã hiểu về việc xác định ranh giới thửa đất là gì? Nhận thấy được tầm quan trọng của chúng ra sao? Đặc biệt nắm được thủ tục xin cấp ranh giới mảnh đất. Từ đó giúp bạn đảm bảo an toàn cho mảnh đất của mình, hạn chế sự cãi vã và luôn giữ hòa khí mọi người với nhau.

Đăng ký nhận tư vấn
Tin tức liên quan